Lễ hội đón bằng di tích lich sử chùa Bình An xã Giao Phong
Ngày 8/3/2013 (tức ngày 27 tháng Giêng năm Quý Tỵ), UBND, Ban quản lý di tích lịch sử văn hóa xã Giao Phong tổ chức trọng thể Lễ đón nhân di tích lịch sử chùa Bình An. Tới dự buổi lễ có ông Cao Thế Tạo- PCT UBND huyện, lãnh đạo UBMTTQ, Phòng VHTT, các cơ quan, ban ngành huyện Giao Thủy cùng đông đảo nhân dân, tăng ni và tín đồ Phật tử.

Ông Cao Thế Tạo- PCTUBND huyện trao bằng công nhận Di tích LSVH chùa Bình An

Chùa Bình An xã Giao Phong là một trong những công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật và lịch sử. Tiền thân của Chùa Bình An ngày nay được xây dựng từ thế kỷ XVII. Quá trình xây dựng, tôn tạo chùa Bình An gắn liền với lịch sử khai khẩn đất hoang, dựng làng, lập ấp của các vị thủy tổ các dòng họ thuộc thôn Văn Trì, xã Quất Hải (nay là xóm Lâm Phú- xã Giao Phong). Trải qua bao biến thiên, thăng trầm của lịch sử và sự tàn phá của chiến tranh, ngôi chùa đã nhiều lần phải di chuyển địa điểm và trùng tu nhưng vẫn giữ được vẻ tôn nghiêm cổ kính, là nơi chở che, nuôi dưỡng đời sống tâm linh của các tín đồ Phật tử trong vùng.



Không chỉ là công trình tôn giáo có giá trị kiến trúc nghệ thuật, chùa Bình An còn là địa chỉ cách mạng, nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng và đã có những đóng góp không nhỏ vào thành tích chung của địa phương trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng đất nước trong thời kỳ đổi mới. Trong phong trào ‘diệt giặc dốt” do Chủ tịch HCM phát động sau CMT8 1945, chùa Bình An trở thành địa điểm mở lớp học bình dân học vụ của nhân dân trong thôn Văn Trì, nơi tổ chức bầu cử HĐND, nơi làm việc của Ủy ban hành chính xã Quất Hải. Chùa Bình An còn là nơi tổ chức lớp bồi dưỡng đối tượng phát triển và kết nạp đảng viên của chi bộ Quất Hải. Trong chùa có hầm bí mật nuôi giấu cán bộ cách mạng trong thời kỳ “hai năm bốn tháng” (10/1949- 2/1952), là nơi tập kết ăn ở của các đơn vị Bộ đội chủ lực đánh bốt Thức Hóa. Trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp chùa Bình An là cơ sở cách mạng tin cậy của địa phương, nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng, nơi làm việc của ủy ban hành chính xã Quất Hải. Trong kháng chiến chống Mỹ, chùa là nơi mở lớp học văn hóa cho con em địa phương, là kho chứa vũ khí quân trang, đạn dược cho các đơn vị bộ đội làm nhiệm vụ bảo vệ tuyến biển của huyện Giao Thủy, nơi đưa tiễn con em trong xã vào chiến trường miền Nam chiến đấu.


Với tất cả giá trị kiến trúc và giá trị lịch sử sâu sắc ấy, ngày 08/1/2013, UBND tỉnh Nam Định đã có quyết định xếp hạng chùa Bình An xã Giao Phong là Di tích lịch sử cấp tỉnh. Lễ hội đón nhận bằng di tích lịch sử chùa Bình An diễn ra trong 3 ngày (26, 27, 28 tháng Giêng) với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao đặc sắc như: hát văn, hát chèo, giao lưu thơ, cà kheo, múa lân...
Như Quỳnh


image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1